Mất ngủ do nguyên nhân nào gây ra và cách để phòng ngừa?

Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người. Sau một ngày dài hoạt động, cơ thể cần được nghỉ ngơi thế nên giấc ngủ là rất cần thiết. Mất ngủ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

1. Mất ngủ là gì?

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, giúp hồi phục năng lượng và cho cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập.

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến gồm có các dạng như ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình, thức dậy rất sớm, khó trở lại giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Tình trạng này kéo dài có thể khiến chúng ta mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng nặng nề đến hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng đến cuộc sống

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng đến cuộc sống

Một người trưởng thành phải đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày và phải đảm bảo giấc ngủ đủ về thời gian, ngủ đủ sâu và cảm thấy thoải mái, sảng khoái sau khi ngủ dậy.

Mất ngủ được chia làm 2 loại là cấp và mạn tính. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng khá phổ biến không chỉ xảy ra ở người già mà còn ở những người trẻ tuổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc thay đổi thói quen sống có thể giúp cải thiện tình trạng này ở một vài đối tượng.

2. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ

Một số nguyên nhân được xác định là thủ phạm gây ra rối loạn giấc ngủ gồm có:

  • Áp lực cuộc sống, công việc, tiền bạc, sức khỏe,… khiến tâm trí chúng ta hoạt động nhiều vào buổi tối khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống như chấn thương, chết chóc, bệnh tật, mất việc,… của chính mình hoặc người thân đều có thể gây ra tình trạng này.

  • Thói quen về giấc ngủ xấu: ngủ không đều, không đúng giờ, không ngủ trưa, kích thích hoạt động trước giờ ngủ, chỗ ngủ không thoải mái, xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính, chơi game,… trước khi ngủ.

Thói quen xấu trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ

Thói quen xấu trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ

  • Ăn quá nhiều trong bữa tối: trước khi ngủ bạn chỉ nên ăn nhẹ, việc nạp quá nhiều thức ăn khiến cơ thể bạn khó chịu khi nằm. Một vài người mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản, có dòng axit và thức ăn đi vào thực quản sau khi ăn sẽ làm cơ thể tỉnh táo dẫn đến khó ngủ.

  • Lịch trình du lịch hoặc làm việc: nhịp sinh học của chúng ta cũng giống như một đồng hồ hoạt động như một chu kỳ gồm có giấc ngủ, trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể. Khi nhịp sinh học bị thay đổi sẽ khiến chúng ta khó ngủ hoặc không thể ngủ, có thể do lệch múi giờ khi sang nước ngoài, làm việc quá muộn hoặc sớm thay đổi liên tục.

Một số nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn sức khỏe tâm thần: người mắc chứng rối loạn lo âu, rối loạn sau sang chấn có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Thức dậy quá sớm có thể là biểu hiện của trầm cảm.

  • Sử dụng thuốc: nhiều loại thuốc kê theo toa có thể tác động đến giấc ngủ của chúng ta ví dụ như thuốc thuốc chữa trị hen suyễn, thuốc trị huyết áp. Một số loại thuốc không kê đơn như giảm đau, dị ứng, cảm lạnh,… thuốc hỗ trợ giảm cân có thành phần caffeine và một số chất kích thích làm cản trở giấc ngủ.

  • Một số bệnh lý liên quan đến chứng mất ngủ như đau mãn tính, ung thư, đái tháo đường, bệnh tim, bệnh hen suyễn, bệnh Parkinson, Alzheimer…

Một số bệnh lý khác có liên quan là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ

Một số bệnh lý khác có liên quan là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ

  • Tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ khiến bạn bị ngưng thở định kỳ suốt buổi đêm khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ.

  • Thức uống có chứa caffeine, nicotine và bia rượu, trà, cola,… là các chất kích thích không nên uống vào lúc chiều muộn hay buổi tối vì chúng sẽ khiến bạn không thể ngủ vào ban đêm. Nicotine có trong thuốc lá là chất kích thích làm cản trở giấc ngủ. Bia rượu có thể làm bạn dễ đi vào giấc ngủ nhưng nó làm gián đoạn các giai đoạn sâu hơn trong giấc ngủ và làm bạn thức giấc giữa đêm.

  • Tuổi tác: người già thường có xu hướng mất ngủ. Những thay đổi nhỏ trong môi trường sống hoặc tiếng ồn có thể làm người già dễ bị đánh thức. Khi tuổi càng cao thì càng bị mệt mỏi sớm hơn ở buổi tối và thức dậy rất sớm ở buổi sáng. Tuy nhiên, người già vẫn cần ngủ nhiều hơn người trẻ tuổi.

  • Ít hoạt động thể chất: việc thiếu hoạt động có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nếu ít hoạt động thể chất thì dễ ngủ trưa mỗi ngày làm cho giấc ngủ và làm cản trở giấc ngủ ở buổi tối.

3. Người nào có nguy cơ bị mất ngủ?

  • Nữ giới: do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong giai đoạn mãn kinh, việc ra mồ hôi buổi tối và bốc hỏa có thể làm cản trở giấc ngủ. Ngoài ra, tình trạng này cũng xảy ra ở phụ nữ mang thai.

Nữ giới có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn so với nam giới do những đặc trưng về mặt sinh lý

Nữ giới có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn so với nam giới do những đặc trưng về mặt sinh lý

  • Người trên 60 tuổi: những thay đổi về sức khỏe và giấc ngủ khiến bệnh tăng dần theo độ tuổi.

  • Người thường xuyên thay đổi công việc, lịch trình làm việc.

  • Người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực.

  • Người bị rối loạn sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất.

4. Cách phòng ngừa hiệu quả

Xây dựng thói quen ngủ khoa học giúp tránh được bệnh mất ngủ và giúp giấc ngủ ngon hơn:

  • Tập luyện cố định thời gian đi ngủ và thức dậy kể cả ngày cuối tuần.

Xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp bạn có giấc ngủ chất lượng

Xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp bạn có giấc ngủ chất lượng

  • Hoạt động thường xuyên giúp giấc ngủ ngon hơn.

  • Kiểm tra thuốc đang sử dụng xem có chứa thành phần gây mất ngủ hay không.

  • Hạn chế ngủ vào buổi trưa.

  • Tránh sử dụng thức uống có chứa caffeine và không hút thuốc lá.

  • Không nên ăn hoặc uống trước khi đi ngủ để không làm gián đoạn giấc ngủ.

  • Thư giãn trước khi vào giấc ngủ có thể là tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc,…

Mất ngủ có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng chính vì thế phải xây dựng, rèn luyện giấc ngủ để có được giấc ngủ tốt, ngon và sâu.