Não trẻ phát triển trong 6 tháng đầu đời

Trong 6 tháng đầu tiên sau khi chào đời, tuy phần lớn thời gian dành cho việc ăn và ngủ song não trẻ vẫn phát triển không ngừng, lớn lên và thay đổi từng ngày.

Mỗi em bé sinh ra có 100 tỷ tế bào thần kinh và kích thước não bộ của bé sẽ tăng trưởng gấp ba lần trong năm đầu tiên. Vì thế, bé sẽ học hỏi và thích nghi rất nhanh với môi trường xung quanh ngay từ những ngày đầu tiên sau khi chào đời.

Những “thành tích” của bé trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi:

1. Giai đoạn 0-3 tháng tuổi

Từ những kỹ năng cơ bản đầu tiên như mở miệng, tìm ti mẹ, bú mẹ, nuốt…, bé đã có thể nhận biết được những gương mặt và giọng nói khác nhau, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Cảm xúc của bé cũng phát triển phong phú hơn, bé khóc nếu bị đói, không thoải mái hoặc cảm thấy “cô đơn”, bé cười khi được hỏi chuyện, bé tỏ ra hài lòng khi được đáp ứng đúng nhu cầu…

Đến tháng tuổi thứ 3, hệ thần kinh của bé trưởng thành rất nhanh. Bé kiểm soát vận động đầu và thân nhiều hơn và chính xác hơn. Bé thích nghịch tay chân của mình, biết vươn tay với tới những đồ vật hấp dẫn bé và nắm giữ chúng trong tay vài giây.

Hinh_1_-_Doi_mat_nhu_sao_sang.jpg

Não bé phát triển rất nhanh trong 6 tháng đầu đời. Ảnh minh họa.

Thị giác của bé cũng phát triển gần như hoàn thiện ở thời kỳ này, bé có thể nhìn từng chi tiết của các đồ vật, thích thú nhìn ngắm các đồ vật nhiều màu sắc và kiểu dáng. Bé bắt đầu giao tiếp nhiều hơn, chủ yếu là giao tiếp bằng những biểu hiện qua nét mặt, đôi lúc bé ê a hóng chuyện bằng những tiếng thầm thì, gừ gừ rất đáng yêu.

2. Giai đoạn 4-6 tháng tuổi

Bé có những tiến bộ vượt bậc như biết lẫy, lật, trườn bằng bụng…, sự phối hợp giữa ngón tay và bàn tay của bé đã phát triển nhuần nhuyễn, thành thục hơn, giúp bé với, cầm chắc đồ vật bé thích ở trong tay. Thị giác của bé phát triển đầy đủ hơn, giúp bé nhận biết màu sắc, nhìn chăm chú vào những khoảng cách khác nhau và theo dõi những chuyển động nhẹ nhàng.

Bé thích nhìn ngắm và khám phá cảnh vật xung quanh. Bé cười nhiều hơn và chủ động hơn, biết cách tạo âm thanh để gây chú ý với mọi người. Bé cũng dần nhận biết được những người thân yêu, gần gũi với bé, biết đáp lại giọng nói và nhìn về hướng phát ra giọng nói. Khả năng ngôn ngữ của bé tiếp tục phát triển, bé đã có thể bập bẹ và nhận biết những âm thanh đơn giản như a, ba…

Hinh_2_-_Duoc_me_mat-xa_that_la_de_chiu.

Bé cảm nhận được tình yêu thương từ rất sớm. Ảnh minh họa.

Đến 6 tháng tuổi, não bé đã đạt 50% trọng lưỡng não người lớn, trí thông minh của bé đang phát triển nhanh chóng. Bé đã có thể lên kế hoạch để đạt được những điều bé muốn như đưa một vật gì đó vào mồm hay cố trườn tới món đồ chơi bé thích đang đặt ở phía xa.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong suốt những năm đầu đời và tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức, trí thông minh của trẻ. Ngoài việc phát triển thể chất, trẻ cần được quan tâm và chăm sóc cho sự phát triển trí não một cách khoa học và toàn diện theo từng giai đoạn phát triển. Khoa học đã chứng minh DHA/ARA là dưỡng chất thiết yếu cho việc phát triển nhận thức của trẻ và được FAO/WHO khuyến nghị hàm lượng cụ thể cho giai đoạn trẻ sơ sinh: 17mg DHA trên 100kcal, 34mg ARA trên 100kcal. DHA không chỉ giúp bé phát huy sức mạnh trí não mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Hinh_3_-_DHA_la_chat_dan_truyen_than_kin

DHA là chất dẫn truyền thần kinh.

Ngoài ra, việc duy trì sữa mẹ cho bé là cần thiết vì sữa mẹ có nhiều kháng khuẩn, giúp bảo vệ bé đối với tác nhân từ môi trường bên ngoài, tăng khả năng miễn dịch cho bé trong giai đoạn này. Khi cần bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng sữa bột, mẹ nên tham khảo hàm lượng DHA do WHO khuyến nghị.